Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Cách dùng mật ong tốt nhất cho sức khỏe

Mật ong có chứa nhiều chất dinh dưỡng.Mật ong có chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, không phải mật ong thích hợp cho tất cả mọi người và dùng mật ong bất kỳ thời gian nào cũng được.
Mật ong là đặc biệt tốt cho người già và trẻ em vì nó có thể cải thiện hệ thống miễn dịch. Nó cũng thích hợp cho những người có huyết áp cao hoặc những người bị hen suyễn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh không được phép ăn mật ong. Trong quá trình lưu trữ di chuyển khá dễ dàng bị ô nhiễm bởi các độc tố botulinum. Vì trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch kém nên vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công ruột và gây độc tố có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.
Cách dùng mật ong tốt nhất cho sức khỏe 1
Ảnh minh họa.
Những em bé dưới 6 tháng tuổi là dễ dàng bị nhiễm bệnh nhiều hơn. Do vậy, các bác sĩ tư vấn cho trẻ sơ sinh không dùng bất kỳ mật ong hoặc các sản phẩm từ mật ong trước khi chúng được một tuổi. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường không được phép sử dụng mật ong.
Nếu bạn ăn mật ong, bạn nên chọn một thời gian tốt nhất. Trong năm, mùa thu là mùa thích hợp nhất để có thể dùng mật ong, buổi sáng là thời gian sử dụng mật ong tốt nhất trong ngày. Mỗi người nên uống 25 g đến 50 g mật ong với nước ấm mỗi lần.
Trong bữa ăn sáng, bạn có thể dùng mật ong với bánh mì hay thêm một số mật ong vào sữa. Nếu bạn muốn ăn mật ong giữa các bữa ăn, bạn nên ăn khoảng một giờ trước bữa ăn hoặc 2-3 giờ sau bữa ăn. Đối với các vận động viên và các nhân viên hướng dẫn sử dụng, mật ong là rất hữu ích để nâng cao lượng đường trong máu và loại bỏ sự mệt mỏi. Họ có thể dùng mật ong trước hoặc sau khi thể thao và làm việc căng thẳng.
Mật ong tươi có thể được ăn ngay lập tức. Hoặc bạn có thể thêm một chút nước ấm. Bạn nên ghi nhớ rằng không nên dùng ở nhiệt độ cao. Đó là bởi vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy các enzym. Nhiệt độ tốt nhất nước chỉ nên thay đổi từ 40 độ đến 60 độ. Hơn nữa, mật ong không nên được đặt trong các thùng chứa kim loại.
Ngoài ra, mật ong không được phép ăn cùng với một số các loại thực phẩm nhất định. Thực phẩm đầu tiên là tỏi tây. Tỏi tây giàu vitamin C và vitamin D, sẽ bị hư hỏng ngay lập tức khi họ gặp các khoáng chất như sắt và đồng trong mật ong. Thứ hai là đậu phụ, nó có thể gây tiêu chảy khi được ăn với mật ong và các enzym trong mật ong sẽ không hoạt động tốt khi phản ứng các khoáng chất, các axit hữu cơ và protein trong sữa đậu nành.
Tác dụng của mật ong
Mật ong thì hầu như nhà nào cũng có, nhưng ít ai biết được những công dụng tuyệt vời của mật ong:
- An thần: trộn 2-3 thìa mật ong với nước chanh hoặc cam vắt pha trong cốc nước nguội uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Chữa ho: Cho 5-10 nhánh tỏi bỏ vỏ cho vào lọ mật ong (70-100 ml) ngâm trong 2-3 ngày là có thể dùng được. Uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần một muỗng. Chú ý, khi cho trẻ em thì nên pha loãng hơn.
- Chữa viêm loét dạ dày: mỗi ngày uống 10 ml mật ong pha với 1 ly nước ấm, uống từ từ, sau một thời gian sẽ hết viêm dạ dày. Có thể trộn mật ong với bột nghệ để dùng.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Pha 2 thìa mật ong và 1/4 thìa nước chanh tươi vào cốc nước, mỗi ngày uống 3 – 4 cốc.
- Bảo vệ tim mạch: mỗi ngày uống từ 50 đến 140g mật ong trong 1 – 2 tháng, bệnh sẽ thuyên giảm.
- Ngăn ngừa huyết áp: pha nước với 1 thìa mật ong và nước ép gừng, uống hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
- Chữa mất ngủ: Mật ong có tác dụng giải tỏa căng thẳng thần kinh, và có tác dụng nhất định trong giảm đau. Trước khi đi ngủ bạn có thể pha trộn một ít mật ong vào một cốc sữa ấm và uống, bạn có thể ngủ một cách dễ dàng.
- Giảm mệt mỏi: Các chất đường trong mật ong được cơ thể hấp thu rất nhanh, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong máu. Bạn hãy uống 1 ly mật ong, sau 15 phút sự mệt mỏi sẽ tiêu tan.

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Vị thuốc quý từ mật ong



Còn gọi là phong mật, vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ trung, nhuận phế trừ ho, nhuận tràng thông tiêu, chỉ thống giải độc, dùng để bổ dưỡng và chữa các chứng bệnh như ho, táo bón, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm loét miệng, bỏng, ngộ độc ô đầu... Một số ứng dụng thường dùng như sau:
- Ho do phế táo: mật ong 15g hòa với một lượng dầu vừng thích hợp uống hằng ngày.
- Táo bón, ho khan không có đờm: mật ong lượng vừa đủ uống với nước sôi mỗi ngày 2 lần sáng, chiều. Hoặc mật ong 15ml trộn với một thìa vừng đen giã nát uống với nước ấm, mỗi ngày một lần.
- Tăng huyết áp: vừng đen 50g rang thơm, giã nhỏ, hòa với 50g mật ong và chừng 200ml nước, chia uống 2 lần trong ngày.
- Viêm loét dạ dày – tá tràng: mật ong 100ml chưng cách thủy uống trước khi ăn, mỗi ngày 3 lần, dùng liên tục 2-3 tuần. Hoặc mật ong 10g, cam thảo sống 10g, trần bì 6g, nước 400ml, sắc cam thảo và trần bì với nước lấy 200ml rồi hòa mật ong chia uống 2-3 lần trong ngày.
- Viêm loét lưỡi miệng: mật ong một thìa, đại thanh diệp 15g, sắc lấy nước ngậm.
- Thiếu máu: mật ong 80g, chia uống 3 lần trong ngày.
- Nhọt độc, ung thũng: dùng mật ong trộn với hành củ giã nát đắp lên tổn thương.
- Ngộ độc ô đầu: mật ong uống nhiều lần, mỗi lần 1-4 thìa với nước ấm.
- Viêm gan: mật ongsữa ong chúa lượng bằng nhau, uống mỗi ngày 20g, 20 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình.
- Bỏng: dùng mật ong bôi sẽ mau khỏi, mau lên da non.
- Trẻ em bị tưa lưỡi: dùng gạc sạch thấm mật ong, quấn vào ngón tay, thoa đi thoa lại miệng lưỡi nhiều lần.
Sáp ong
Còn gọi là phong lạp, vị ngọt, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, tăng sức và kích thích tiêu hóa. Sáp ong được dùng để chữa trĩ ra máu (kết hợp với nha đam tử), ung nhọt (làm viên phèn phi nấu với sáp ong để uống), chữa bỏng (làm thuốc dán), chữa viêm họng, bí tiểu tiện (dùng sáp ong đốt thành than, tán nhỏ cho trẻ uống với sữa hoặc nước cơm với liều 4g trong một ngày), chữa băng huyết (dùng sáp ong 20g tán nhỏ uống với rượu hâm nóng). Có khi phối hợp với các vị thuốc khác, ví như dùng sáp ong nướng lên, xác ve sầu bỏ miệng và chân đem sao, hai thứ lượng bằng nhau, tán riêng, rây bột mịn rồi trộn đều, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g với rượu để chữa da khô, nóng và ngứa ngáy; dùng sáp ong 10g, rễ câu đằng 20g sao vàng, bồ kết 2 quả cả hạt sao giòn, đốt xông khói qua đường tai để chữa viêm tai; dùng sáp ong và nhựa thông lượng bằng nhau nấu cho tan rồi bôi vào đầu ngón chân, ngón tay chữa chín mé...
Phấn hoa, phấn ong, hương ong
Do ong mang về, vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ cường tráng, ích khí dưỡng huyết, bổ thận điền tinh, được dùng làm thuốc bổ, nâng cao sức đề kháng cho những người bị suy nhược cơ thể, tâm tỳ hư suy, thận tinh bất túc, liệt dương, suy giảm khả năng tình dục, muộn con, đáo tháo đường, ung thư tuyến tiền liệt...
Còn gọi là phong nhũ, được coi là thuốc bổ dưỡng cao cấp, dùng cho người mới ốm dậy, người già yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh bị thiếu máu, ít sữa, kém ăn, mất ngủ, chữa các bệnh lý như thấp khớp, hen suyễn, sởi, tăng huyết áp, viêm gan virut, suy nhược thần kinh, liệt dương, Parkinson, nhiễm phóng xạ, tàn nhang, trứng cá, viêm da mủ, mụn nhọt...
Keo ong
Còn gọi là phong giao, là thuốc diệt khuẩn tự nhiên, làm tăng tác dụng của các thuốc kháng sinh và kích thích hệ miễn dịch. Dùng keo ong 40% tán nhỏ, trộn với dầu thực vật 60%, đun nhỏ lửa cho tan keo, để nguội, được dùng chữa các thể chàm, mụn nhọt, eczema... Keo ong cắt nhỏ cho vào 10% nước sôi để nguội, chưng cách thủy, khuấy đều bằng đũa tre cho tan keo, ngày dùng 3-4 lần, mỗi lần 30-40 giọt để chữa đau dạ dày. Ngoài ra, keo ong còn dùng dưới dạng xông hơi, viêm ngậm để điều trị các bệnh đường hô hấp như cúm, viêm họng, viêm phế quản...
Tầng ong
Còn gọi là phong phòng, vị mặn, tính bình, có độc, có công dụng thanh nhiệt giải độc, khứ phong tiêu thũng, sát khuẩn, được dùng để trị kinh giản, co giật, bệnh phong, nhũ ung, đinh độc, lao hạch, phong tý, trĩ, lỵ, liệt dương, mụn nhọt... Một số ứng dụng thường dùng như sau:
- Eczema: phong phòng và minh phàn lượng bằng nhau, minh phàn vi sao cho thật khô, tán nhỏ cùng với phong phòng rồi trộn với dầu vừng để làm thuốc bôi.
- Viêm loét, sưng nề lâu ngày: phong phòng sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2g với rượu.
- Ngứa, viêm da: (1) phong phòng sao cháy tán bột, trộn với mỡ lợn bôi. (2) phong phòng 10g, minh phàn 10g, xà sàng tử 30g, sắc kỹ lấy nước ngâm rửa chỗ tổn thương.
- Ho lâu ngày không dứt: phong phòng sao vàng, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2-5g.
- Đau răng, viêm lợi: phong phòng 15g, tế tân 2g, nhũ hương 2g, tán bột, chấm vào tổn thương.
ThS. Hoàng Khánh Toàn

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

 Đùi gà nướng mật ong, mù tạt ngon lạ hấp dẫn, bạn đã thử chưa?

 Nguyên liệu:

- Một đùi tỏi gà (khoảng 120g - 150g)
- Một muỗng cà phê mật ong
- 1/2 muỗng cà phê mù tạt vàng
- Một muỗng cà phê nước cốt chanh
- Nước tương, tiêu xanh, xà lách lôlô, xà lách mỡ
- Cà chua bi, xà lách xoong, ngò rí, tương ớt, hành tây, cần tây.

Thực hiện:
- Rau các loại rửa sạch, để ráo.
- Đùi gà xát muối, rửa sạch lại bằng nước. Đổ nước ngập gà, nêm chút muối tiêu, vài lát hành tây, cần tây. Đun khoảng 15 phút cho gà chín tới (luộc kỹ sẽ bị rách da). Lấy tỏi gà ra, trụng qua nước đá để da không bị rách và thịt không vỡ. Dùng tăm xăm đều tỏi gà, ướp mật ong, mù tạt, nước tương, nước cốt chanh và tiêu xanh xay. Để khoảng 30 phút cho thấm.
- Nướng đùi gà trên than hồng hoặc vỉ nướng, trở đều tay, cho thêm chút dầu ăn trong lúc nướng để gà không khô. Nướng đến khi đùi gà ngả vàng, dậy mùi thơm là được.
- Xếp rau xà lách xoong vào đĩa, xếp đùi gà lên trên, trang trí xung quanh đĩa bằng cà chua bi, ngò, dùng làm món khai vị với xà lách lôlô trộn dầu giấm, khi ăn, chấm với muối tiêu chanh.

Giòn giòn, bùi bùi thơm ngon cùng khoai rán tẩm mật ong


Còn gì thú vị hơn khi vào mỗi buổi tối hè gió lộng, vừa ngồi nhâm nhi miếng khoai rán tẩm mật ong nóng giòn vừa xem phim hay nghe nhạc để thấy cuộc đời đẹp biết bao.
 Nguyên liệu:
- 3 củ khoai lang tầm 500gr
- 2 muỗng canh bột năng
- 3 - 4 muỗng canh mật ong
- Ít mè đen
- Dầu ăn để chiên
Cách làm:

Bước 1:
Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, cho vào thau nước ngâm với chút muối để khoai không bị thâm.
Bước 2:

Sau 10 phút vớt khoai ra, để ráo nước. Cho khoai vào một túi nylon, thêm 2 muỗng canh bột băng, làm phồng bao và lắc nhẹ cho bột bám vào khoai.
Bước 3:

Làm nóng dầu trong chảo, cho khoai vào chiên đến khi khoai vàng đều thì vớt ra giấy thấm dầu. Chú ý, khi chiên bạn phải cho dầu ăn ngập khoai.
Bước 4:

Khi đã chiên hết khoai, cho khoai vào một tô hoặc nồi to, đổ mật ong vào trộn đều.
Bước 5:

Rắc mè đen lên ít nhiều tuỳ thích.

Món khoai nóng có vỏ giòn giòn của lớp bột với vị mè bùi bùi sẽ làm bạn ăn mãi không chán. Ngồi hóng gió và  nhâm nhi miếng khoai nóng ngon tuyệt thì còn gì bằng.
Theo Afamily
nguồn: news.zing.vn