Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

MẬT ONG NÓNG HAY MÁT? 01675715362

MẬT ONG HOA NHÃN NGUYÊN CHẤT 100%: 01675715362 

Mật ong nóng hay mát vậy? Mật ong nguyên chất có tính hàn như làm mát và thanh nhiệt chứ không có nóng như mọi người từng nghĩ. Vì vậy các bạn đừng lo lắng khi sử dụng các sản phẩm liên quan đến mật ong nguyên chất nhé!


Chúng tôi xin giải đáp các bạn về những thắc mắc và nhiều câu hỏi liên quan đến Mật ong, liệu Mật ong nóng hay mát? Thưa các bạn, mật ong sẽ giúp các thức uống ngọt một cách tự nhiên, tăng mùi vị tinh tế đặc trưng. Hòa mật ong vào thức uống nóng và cả lạnh sẽ làm mùi vị thơm tho hơn. Ngoài vị ngọt và cung cấp chất bổ, mật ong còn là nguồn cung cấp năng lượng do chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, các chất đạm và cả các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường khả năng đề kháng.
Tuy ngọt hơn cả đường, nguyên nhân làm mọi người nghĩ rằng mật ong nóng, nhưng thực tế thì hoàn toàn không, mật ong còn có tính hàn (làm mát, thanh nhiệt). Vị ngọt của mật ong là do có đường fructose yếu tố làm mật ong ngọt hơn vị ngọt của đường mía thông dụng. Độ dinh dưỡng của mật ong cũng cao như độ ngọt ngào của nó, điều này đã được các nhà khoa học chứng minh.
Mật ong vừa có tác dụng thay thế đường, vừa là một vị thuốc quý trong tủ thuốc gia đình. Có thể bôi trực tiếp mật ong không cần bào chế, trừ khi làm thuốc đặc biệt của Đông y. Mật ong là một vị thuốc hữu hiệu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng. Hàng ngày nên ăn 5 thìa mật ong, có thể ăn với bánh mì hoặc uống với trà, sữa tươi.
Tính bổ dưỡng, khả năng thích ứng, đa dụng của mật ong không chỉ được tận dụng khắp nơi và cho các chế độ ăn uống khác nhau, mà còn được sử dụng ở mọi lứa tuổi khác nhau. Theo Y học cổ truyền, mật ong có tác dụng ích khí, nhuận táo, chữa các chứng bệnh ho, tim, bỏng, đau bụng, khó đẻ, lở âm đầu, hóc xương cá, bí đại tiện, xích bạnh lị, sản phụ khát nước... Không nên dùng trong các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng.
Tuy là chất dinh dưỡng tốt nhưng không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ. Mật ong dễ bị trực khuẩn tấn công, chúng sinh sôi nảy nở và thải ra chất độc. Người lớn có sức đề kháng tốt nên ít khi phát bệnh.
Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc.


Ngoài ra, khi sử dụng mật ong các bạn cũng phải chú ý, mật ong nguyên chất tuy có tính bình nhưng khi kết hợp với các vị khác nó sẽ thay đổi.
Ví dụ: Một số người kết hợp mật ong với nghệ trị bệnh đau dạ dày, thành phần của nghệ có tính nóng nên khi kết hợp với mật ong rất dễ làm người dùng bị nổi mụn, hay ra nhiều mồ hôi,… Ngược lại, những ai hợp thì da dẻ sẽ sáng đẹp và hồng hào rõ rệt sau một thời gian sử dụng. Vì vậy, để tránh tình trạng phản ứng phụ nóng trong người, nhiều người thường sử dụng mật ong pha nghệ vào mùa đông nhiều hơn mùa hè để trung hòa.

Để thuật tiện trong quá trình sử dụng mật ong hạn chế bị nóng, các bạn có thể tham khảo bảng phân loại thức ăn Việt Nam theo tính hàn, lương, bình, ôn, nhiệt ( lạnh, mát, bình thường, ấm, nóng) sau nhé:
Rau củ tươi:

- Tính Hàn: rau khoai, rau má, rau rền, rau mồng tơi, rau sam, rau riếp cá, giá đậu xanh….

- Tính Lương: rau bắp cải, rau đay, rau  muống, rau ngót, su hào, xà lách….

- Tính Bình: cải cay, cải củ, hoa chuối, lá chanh, rau bí ngô, súp lơ.

- Tính Ôn: bạc hà, cà rốt, diếp cá, đinh lăng, hành tây, kiệu, húng chanh, húng quế, kinh giới, mùi ta, ngãi cứu, nghệ, rau dăm, sả, tía tô, tỏi tây.

- Tính Nhiệt: Gừng, Ớt, Riềng, Tỏi.

Củ tươi nhiều bột:

- Tính Hàn: Củ tử, sắn dây.

- Tính Lương: Khoai lang, Khoai dong.

- Tính Bình: Củ mài, Khoai sọ, Khoai tây.

- Tính Ôn: Khoai nưa, Sắn.

Ngũ cốc:

- Tính Hàn: Đậu xanh

- Tính Lương: Đậu đen

- Tính Bình: Đậu trắng, Gạo tẻ, Kê, Mì, Ngô, Sen

- Tính Ôn: Đậu đỏ, Đậu hà lan, Đậu tương, Đậu ván trắng, Gạo tẻ rang, Gạo nếp.

Chất đường, dầu, mỡ:

- Tính Lương: Đường, Mật mía, Dầu vừng.

- Tính Bình: Mật ong nguyên chất, Dầu lạc, Mỡ lợn

- Tính Ôn: Mật ong cô đường, nước hàng, Mỡ bò, chó, dê

Gia vị:

- Tính Hàn: Dành dành, Dấm mẹ, Phèn chua.

- Tính Lương: Bằng sa, Dấm thanh, Diêm tiêu, Mì chính, Một nhĩ, Muối ăn

- Tính Ôn: Cari, Húng lìu, Tương ớt ,Vỏ cam, chanh, quít.

- Tính Nhiệt: Đinh hương, Hạt tiêu, Hồi, Quế, Thảo quả.

Quả tươi:

- Tính Hàn: Cam chanh, Hoa hòe

- Tính Lương: Chè xanh, Dừa, hoa hòe Sao, Mía, thạch.

- Tính Bình: Chè hương, Chè khô

- Tính Ôn: Bia, Cà phê, Chè hạt nhị sen, rượu ,vôi


Nếu có bất kì thắc mắc nào về MẬT ONG NGUYÊN CHẤT hãy liên hệ ngay với Hotline để được hỗ trợ trực tiếp: 01675715362

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét